Nước khô - một thuật ngữ nghe có vẻ xa lạ nhưng thực ra loại vật chất này đã xuất hiện từ năm 1968. Nước khô bao gồm 95% nước lỏng nhưng tồn tại dưới dạng tinh thể do được bao bọc bởi một khối cầu silic dioxit nhỏ. Trước đây, nước khô được sử dụng chủ yếu trong mỹ phẩm nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Liverpool (Anh Quốc) đã phát hiện ra các tiềm năng sử dụng khác của nước khô chẳng hạn như hấp thụ khí cacbon dioxit.




Qua thí nghiệm, giáo sư Andrew Coope - người dẫn đầu dự án nghiên cứu và các công tác viên đã khám phá khả năng hấp thụ đặc biệt của nước khô. Cụ thể, chúng có thể hấp thụ một lượng CO2 gấp 3 lần so với nước lỏng và silic dioxit trong cùng một khoảng thời gian. Khí CO2 kết hợp với phân tử nước tạo nền một dạng hidrat lưu trữ. Theo đó, giáo sư Cooper tin rằng loại nước này có thể giảm bớt tình trạng nóng lên toàn cầu.


Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho biết nước khô còn có thể hấp thụ khí metan (CH4). Metan là một thành phần của khí tự nhiên. Vì vậy, nhiều khả năng nước khô sẽ trở thành một loại khí đốt thân thiện với môi trường trong tương lai. Một tiềm năng sử dụng nữa của nước khô là đóng vai trò làm chất xúc tác thúc đẩy phản ứng giữa khí hydro và axit maleic để sản xuất sucxinic axit. Sucxinic axit là nguyên liệu cơ bản được sử dụng rộng rãi trong thuốc men, thành phần thức ăn và các sản phẩm tiêu dùng khác. Khí hydro và axit maleic phải được trộn lẫn cùng nhau nhằm tạo phản ứng. Vì vậy, thay vì cơ khí hóa quá trình trộn lẫn, axit maleic pha nước khô cho phép quy trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.